Tàn nhưng không phế: Cụt một chân sau tai nạn, nữ vận động viên 46 tuổi này vẫn chinh phục đường đua marathon xuyên sa mạc Sahara dài nhất thế giới
Trong cuộc đua Marathon des Sables dài 140 dặm xuyên qua sa mạc Sahara, nhiệt độ thường vượt quá 120 độ C, những con vật đầy nọc độc như bọ cạp, rắn độc ẩn nấp trong những tảng đá, các vận động viên đã phải dùng 200% sức lực và tinh thần của mình để vượt qua những nguy hiểm trước mắt. Trong số những con người đang bền bỉ dưới cái nóng khủng khiếp ấy, có một vân động viên đặc biệt hơn cả.
Cô là Amy Palmiero-Winters, 46 tuổi, chạy bộ với một bên chân giả do một tai nạn vào 25 năm trước, lái xe bất cẩn đâm vào xe máy của cô và nghiền nát chân trái của cô. Nhưng, bằn nghị lực của mình, cô đã làm mọi cách để cứu nó. Với cô Palmiero-Winters, bộ môn thể thao này chính là niềm đam mê cả cuộc đời cô: một cuộc tẩu thoát, một cảm giác thoải mái, một tuyên ngôn "tàn nhưng không phế" đối với mọi người.
Đã có lúc cô rất thất vọng khi biết đôi chân mình không thể lành lặn như xưa. 3 năm với 25 cuộc phẫu thuật sau đó đã khiến cho cô nhiều lúc không nghĩ rằng chân mình sẽ thực sự hồi phục. Bác sĩ chỉ định cô phải cắt cụt phần chân dưới đầu gối và trong 3 năm tới sau mổ, cô không được phép chạy hay đi nhanh.
Động lực đã không bỏ rơi cô và khó khăn cũng không thể ngăn cản cô chạy. Thể thao đã mang lại cho cô sự tự tin hơn cả. Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây, cô luôn bình tĩnh trước mọi sóng gió. Vì gia đình không có điều kiện tài chính nên cô đã phải bỏ dở việc học đại học, một cuộc hôn nhân tồi tệ, một người cha nghiện rượu đã lạm dụng mẹ cô, một tai nạn bất ngờ khiến đôi chân cô không lành lặn và bị tấn công tình dục khi còn là một thiếu niên… Ấy vậy mà, cô vẫn đứng vững và ngẩng cao đầu nhờ có nghị lực của chính mình.
Ngay sau khi hồi phục vết mổ, cô đã không nghe lời bác sĩ mà đã tập chạy luôn. Mặc dù phải vật lộn với chân giả công nghệ thấp được thiết kế chỉ để đi bộ, năm 2004, cô vẫn đứng thứ hai cuộc thi Silver Strand Marthon. Năm sau đó, cô tiếp tục đứng ở vị trí thứ ba tại Giải ba môn phối hợp thành phố New York và giành giải vô địch tại Giải ba môn phối hợp thế giới.
Khi có được chân giả công nghệ cao, Palmiero-Winters bắt đầu chinh phục những đỉnh cao hơn và thiết lập những kỉ lục. Hiện tại, cô đang là Giám đốc Dịch thuật tại Bến Tre điều hành của một công ty chuyên sản xuất chân giả A Step Ahead Prosthetic, nắm giữ 11 kỉ lục thế giới và vô số những giải thưởng khác, bao gồm cả giải thưởng danh giá James E. Ngoài ra, cách đây 10 năm, giải thưởng danh tiếng Sullivan đã từng công nhận cô là vận động viên nghiệp dư hàng đầu thế giới. Cô đã nghĩ mình không thể tham gia được cuộc đua Marathon des Sables nhưng tới giờ cô đều chạm tới mọi thứ cô mong ước.
Một mình Palmiero-Winters cũng đã nuôi dạy hai đứa con 13 và 15 tuổi khôn lớn và cô cũng là người hùng trong mắt bọn trẻ của vị hôn phu, đứa nhỏ 7 tuổi đứa lớn 9 tuổi. Trên thực tế, để luyện tập cho giải đua lớn này, đã có lúc cô từng địu đứa nhỏ 7 tuổi và tập chạy. Trước hành trình dài 140 dặm, cô con gái nhỏ 13 tuổi đã viết trên balo của mẹ: "Chúc mẹ may mắn. Con yêu mẹ. Mẹ đừng bỏ cuộc nhé!"
Các đối thủ của cô đã rất kinh ngạc khi Palmiero-Winters cũng nhanh chóng kết thúc cuộc đua trong vòng 6 ngày. Mặc dù có xuất hiện dấu hiệu dị ứng trong vài giờ khi chạy marathon, mặc dù chân giả của cô đã từng bị mắc kẹt, mặc dù da cô bị ứa máu bên trong bộ phận giả, mặc dù đã rất muố ngã xuống và bỏ cuộc nhưng Palmiero-Winters đã quyết tâm hoàn thành cuộc đua và là nguồn cảm hứng cho những người xung quanh.
"Cứ tiếp tục chạy" , cô tự nhủ với bản thân sau những lần bị đau.
"Khi tôi ngã, tôi cười, tôi khóc, tôi đứng dậy và tôi tiếp tục hành trình."
Nhận xét
Đăng nhận xét